Chia sẽ kinh nghiệm bố cục trong thiết kế in ấn quảng cáo(7)
Auguste Renoir đã nói lên một quan niệm mà tất cả hoạ sĩ bậc thầy trước ông điều đồng tình.
Auguste Renoir đã nói lên một quan niệm mà tất cả hoạ sĩ bậc thầy trước ông điều đồng tình. Ngày nay, ý thức đó cũng được các nhà thiết kế in ấn,hoạ sĩ, thợ vẽ, nhà nhiếp ảnh ...áp dụng vào sáng tác rồi chỉnh lý các tác phẫm của họ một cách hết sức kiên nhẫn, có khi còn sửa đi sửa lại để chỉnh thêm những sắc độ chỉ đôi chút chênh lệch, cho đến khi toàn bộ bức tranh trở nên ưa nhìn. Nhu cẩu phải tổ chức bề mặt bức tranh hay tấm ảnh thường ít khi nhằm giải quyết những bận tâm thuần tuý thẩm mỹ so với sự cần thiết phải trả lời những đòi hỏi tự nhiên, đôi khi là những đòi hỏi khắt khe của mắt người.
Thực ra, chẳng bao giờ các nghệ sĩ lại như những hiện tượng của cái nhìn, có lẽ, chỉ trừ Leonardo Da Vinci với sự khao khát điên cuổng vê kiến thức của ông. Thường thi do kinh nghiệm và do những mò mẫm liên tục mà các nhà thiết kế chuyên nghiệp tiến hành một việc không thể nào bỏ qua là “luyện mắt”, nhờ đó họ có mẫn cảm thường trực vể những sự sắp xếp hoặc những cân bằng của hình thể và những đường nét Ưa nhìn nhất.
Tuy nhiên, vẫn luôn là điểu có ích nếu ta hiểu thêm vể cơ chế cái nhìn của con người. Nó cho phép ta hiểu biết sâu sắc hơn nhiểu, chẳng hạn việc tại sao hoạ sĩ thời xưa lại bố cục những bức tranh của họ với sự thận trọng vô cùng, và tại sao kỷ luật này ngày nay vẫn còn cấn thiết. Không nghi ngờ gì nữa, những quan niệm thẩm mỹ và thị hiếu của công chúng đã tiến triển cùng với thời gian. Nhưng cơ chế nội giới và cách hoạt động của con mắt lại không hể thay đổi. Chẳng hơn gì ngày xưa, nay con mắt vẫn chỉ được dùng để nhìn bất cứ cái gì, nhận định bất cứ tại sao.
Nguồn: In ấn Hoàng Hà