Chia sẽ kinh nghiệm bố cục trong thiết kế in ấn quảng cáo(22)
Đường nhấn mạnh của hình ảnh và con số tỷ lợi vàng
Đường nhấn mạnh của hình ảnh và con số tỷ lợi vàng
Dù hình ảnh được trình bày theo chiểu nào (dọc hay ngang) thì cũng tổn tại một số đường nhấn mạnh tự nhiên mà mắt ta sẽ thấy thoả mãn khi nhìn vào đó và cũng sẽ sản sàng quay trở lại trong suốt quá trình khám phá mọi thứ trong tẩm nhìn, bởi những đường này không bị đặt chính tâm một cách quá cứng nhắc trên các trục hình ảnh, mà cũng không lệch tâm một cách lộ liễu quá.
Xưa kia, tham vọng sắp đặt kiểu này mạnh tới mức người ta coi nó như một “phương trình” từ đó ý tưởng phân chia bức tranh theo nguyên tắc số tỷ lệ vàng xuất hiện, tỷ lệ số học được coi như là tỷ lệ đẹp một cách đặc biệt ở các hoạ sĩ cổ đại. Được phát hiện lại bởi các hoạ sĩ thời phục hưng (Leonard de Vinci, Dürer...) nó cũng đã được tôn vinh bởi các hoạ sĩ thời cận hoặc hiện đại ( Seurat hoặc Serus- ier, Jacque Villon...).
Tuy nhiên, hiếm khi các hoạ sĩ sử dụng nguyên tắc tính toán này, chỉ có một số người áp dụng nguyên tắc số tỷ lệ vàng đúng đến từng ly mà ngày nay ngày càng hiếm. Theo kinh nghiệm, từ ý nghĩa đặc biệt của các tỷ lệ thu được theo chiểu dài, các hoạ sĩ đã tìm được “tỷ lệ chuẩn”. Cũng như vậy, cách đặt bố cục trên một đường chân trời ở vị trí 1/3 phía dưới của bức tranh là một giải pháp vê' bố cục được áp dụng bằng bản năng của khá nhiéu hoạ sĩ của nhiểu thời kỳ, của các trường phái khác nhau nhu: Mangtegna, Raphael, Wateau, anh em nhà Le Nain, Rembrandt, Rubens, Manet, Picasso... Điểu đó có nghĩa là, nếu chúng ta
muốn đặt một bố cục trên một sơ đổ điều chỉnh chặt chẽ, ít nhiếu nghĩ tới tỳ lệ vàng, không cẩn phải lao vào các tính toán bác học mà chúng ta vẫn có thể thực hiện được như André Lhote khuyên trong cuốn “chuyên luận vể phong cảnh”:
“Phương pháp đơn giản nhất là khi bức tranh hình chữ nhật, ta có thể căn cỡ cùa cạnh ngắn sang cạnh dài. Sau khi làm như vậy ở cả hai bên, chúng ta sẽ có được hai hình vuông chồng lên nhau (xem trang 46). Nếu ta kẻ đường chéo của chúng và cả đường chéo của hình chữ nhật (bức tranh) ta sẽ có một hình xiên như một cái lưới lý tưởng, ở đó, nếu ta đặt vào các hình thể xác định, đan vào với nhau như những cái giá bắc giống trên mái nhà. Ta nhận thấy là các đổ vật khi được đật dưới sự chi phối của những đường kẻ này, trên cùng một bức tranh sẽ đểu liên kết với nhau nên đượcgọi là có nhịp điệu” (André Lhote- Chuyên luận vế phong cảnh- Paris- Nxb Floury-1939).
Bài: 22
Nguồn: In ấn Hoàng Hà