Các bố cục đối xứng

Từ những nguyên tắc chính của bố cục và theo các “sơ đổ điểu chỉnh” mà chúng ta vừa nói đến, có thể tìm được vô số kiểu bố cục. Tuy nhiên, ta có thể nhóm chúng lại thành một vài loại chủ yếu như sau:

Các bố cục đối xứng

Từ những nguyên tắc chính của bố cục và theo các “sơ đổ điểu chỉnh” mà chúng ta vừa nói đến, có thể tìm được vô số kiểu bố cục. Tuy nhiên, ta có thể nhóm chúng lại thành một vài loại chủ yếu như sau:

Các bố cục đối xứng

Được tạo từ các trục tự nhiên của hình ảnh

Chủ đề chính sẽ thường được tập trung nhiều nhất trên trục dọc của hình ảnh, trong khi các yếu tố phụ sẽ được phân chia ít nhiểu đối xứng ở cả hai bên.

Phương pháp bố cục này thường được thấy ở thời Trung cổ, khi mà chủ để tôn giáo là nguổn cảm hứng chính của nghệ sĩ. Người ta không thể vẽ ra một Chúa trời không ở vị trí “chễm chệ” ở giữa bức tranh (trung tâm vũ trụ) giữa các thánh phụ tá, được xếp đối xứng ở cả hai bên. Phương pháp này khá là ước lệ nên khó có thể phù hợp với tất cả các chủ để. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy nó trong hội hoạ hay tranh truyện, điện ảnh, nhiếp ảnh nghệ thuật hay quảng cáo...mỗi khi mà nhân vật (hay đổ vật) phải khẳng định sự hiện diện của mình với sự trang trọng và tạo ra sự tôn trọng : quốc vương, ngôi sao điện ảnh, chủ thể quảng cáo mà mọi ánh mắt sẽ phải dổn vào đó.

Các bố cục hay khuôn hình lệch tâm

Phương pháp bố cục này bắt đầu từ thời Phục Hưng và thường được các hoạ sĩ Ấn tượng sử dụng dựa trên việc xê dịch yếu tố ưu tiên nhất của hình ảnh. Như vậy, tổng thể sẽ có vẻ tự nhiên, sinh động hơn mà cũng gấn gũi hơn. Trở lại ví dụ lúc trước, một ông vua đang trong khung cảnh đúng với các chức năng của mình sẽ “có quyển lực” một cách hoàn thiện hơn nếu ông ta được đặt trịnh trọng vào trung tâm trên trục dọc của hình ảnh. Ngược lại, nếu muốn thể hiện ông ta trong sự thân mật của cuộc sống riêng hay tình cảm, hãy đặt khuôn hình lệch một chút so với trục của hình ảnh, sẽ tạo cho con người quan trọng này một hình ảnh gần gũi hơn.

Nguồn: In ấn Hoàmg Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

z