Chia sẽ kinh nghiệm bố cục trong thiết kế in ấn quảng cáo(21)
Tuy không có quy tắc chặt chẽ nào, nhưng khi chọn bố cục, hoạ sĩ vẫn phải tuân thủ một số các quy tắc chủ yếu sau đây:
Tuy không có quy tắc chặt chẽ nào, nhưng khi chọn bố cục, hoạ sĩ vẫn phải tuân thủ một số các quy tắc chủ yếu sau đây:
Bố cục phải dựa vào một số đường định hướng để hướng ánh mắt của người xem theo “hành trình” mà người hoạ sĩ đã định trước tuỳ theo hiệu quả tâm lý mà anh ta muốn tạo ra ở người xem.
Dù kiểu bố cục thuộc loại nào, một sỗ đường định hướng chính hay phụ đi vể cùng một hướng có tác dụng “làm dịu” và thống nhất một bố cục lúc đẩu có thể hơi rối một chút (khi có nhiểu nhân vật trong những tư thế khác nhau chẳng hạn).
Việc phân bố các mảng khối (chương 6) giúp ổn định và cản đối các hình dáng. Sự thống nhất trong tạo hình và diễn tả của tác phẩm sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào điểu này. Vì vậy, thường phải tập hợp nhiều yếu tố rời rạc thành những nhóm lớn hơn để đơn giản hoá bổ cục. Đối với các yếu tố phụ cũng vậy, nếu không thể loại bỏ thì phải đưa vào mảng lớn hơn để khỏi gây mất tập trung. Ngoài ra còn phải tính đến cường độ của các mảng và màu sắc của chúng.
Ví dụ khi 2/3 bức tranh nằm trong tối hay được vẽ nhiểu màu tối, 1/3 còn lại có thể vẽ màu sáng hơn.
Đừng bao giờ phân chia các mảng tối (các khoảng đặc, các vật chất rắn chắc...) mà không tính đến các
khoảng rỗng và các phẩn không gian (xem chương 9) thừa ra giữa những khoảng đặc bởi các khoảng trống cũng hoàn toàn có thể có ý nghĩa biểu cảm như những khoảng đặc.
Nói khái quát hơn, không nên có quá nhiều chủ đê trên cùng một bức tranh để ánh mắt không bị chi phổi và “đi lạc”.
Cuỗi cùng, còn phải tính đến những điểm gây quan tâm tự nhiên của hình ảnh (xem chương 10) khi ánh mắt thường hay quay trở lại những điểm (hoặc vùng) này một cách tự nhiên. Có thể xác định các điểm (hay vùng) này bằng mắt một cách dễ dàng hoặc khắc hoạ một sơ đổ kẻ ô theo “quy tắc chia ba”.
Bài: 22
Nguồn: In ấn Hoàng Hà