Chia sẽ kinh nghiệm bố cục trong thiết kế in ấn quảng cáo(20)

Các khái niệm bố cục (có tính cân nhắc hơn) và khuôn hình (có tính tự nhiên hơn) là hai cách tiếp cận chủ để khác nhau nhưng vẫn có nhiều điểm chung.

Chia sẽ kinh nghiệm bố cục trong thiết kế in ấn quảng cáo(20)

Các khái niệm bố cục (có tính cân nhắc hơn) và khuôn hình (có tính tự nhiên hơn) là hai cách tiếp cận chủ để khác nhau nhưng vẫn có nhiều điểm chung. Người hoạ sĩ khi lập bố cục cho tranh của mình đổng thời cũng phải “ khuôn” chủ để (thể hiện ờ ảnh nào và dưới góc độ nào chủ để sẽ nổi bật nhất) và nhà nhiếp ảnh khi đặt khuôn hình trên chủ đề của mình cũng gặp phải những vấn đề như cùa hoạ sĩ, của thợ vẽ, thợ khắc hay người vẽ minh hoạ và tranh truyện : làm sao phân chia và làm cân bằng một cách hài hoà các hình thể khác nhau? Phải làm tăng giá trị của các hình thể nào và phải đặt ở vị trí nào trong tranh để chúng nổi hơn? Dưới góc độ nào thì chúng tỏ ra biểu cảm nhát? Không một nghệ sĩ nào, kể cả các hoạ sĩ của trường phái Ấn tượng có thể tránh né những câu hỏi cơ bản này. Đúng là thoạt nhìn, các tranh Ấn tượng có vẻ như được vẽ một cách tự nhiên, nhưng nếu quan sát rất kỹ, ta thấy bố cục thật ra được chăm chút rất cẩn thận.

Nhờ vậy mà một góc thiên nhiên, nguyên khai là vô nghĩa, lại có thể khơi nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ làm nên tác phẩm tuyệt tác. Mắt người không bao giờ nhám lẫn, cuối cùng mắt người sẽ không chọn cái độc đáo nhất hay án tượng nhất, cũng không phải chọn tác phẩm hoàn hảo nhất - đó là sự “trau chuốt” mà những hoạ sĩ tài năng nhất rất e ngại - mà chọn tác phẩm có thể “nói” được nhiễu nhất với ánh mắt bằng ma thuật của bố cục. Chỉ có thể nói rằng các hoạ sĩ

Ấn tượng đã tạo nên các bố cục một cách phóng túng hơn và cũng thần bí hơn những người đi trước. Họ cũng cho chúng ta những ví dụ tuyệt vời vể thế nào là một bó cục đẹp: phải thật giản dị và chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn ánh mắt người xem. Khán giả chỉ thấy hiệu quả mà không cẩn phải biết hoạ sĩ đã sử dụng phương pháp nào. Dĩ nhiên, những điểu vừa nói ở trên cũng đúng với các trường phái tiếp sau : Dã thú, Lập thể, Siêu thực...Chỉ cần nhìn qua những tập phác thảo của Picasso hay quan sát những bước thực hiện khác nhau của vô sỗ các bản khắc hay in của ông, chúng ta sẽ hiểu hoạ sĩ cách mạng nhất thời đại chúng ta chuẩn bị bố cục cho các tuyệt tác của ông một cách tỉ mỉ, chăm chút và cẩn thận như thế nào. Cuối cùng, trong trường phái Trừu tượng, bố cục càng đóng vai trò quan trọng vì người nghệ sĩ không còn dựa vào thực tại, mà chỉ còn bố cục và màu sắc để khẳng định ý tưởng của mình.

Bài : 21

Nguồn: In ấn Hoàng Hà