Vì sao bạn in hộp giấy, túi giấy, nhãn dán thường bị lệch màu? Cách khắc phục lệch màu khi in offset

Thực tế, những ấn phẩm in ấn như hộp giấy, sách báo, catalog… đều có sự sai số trong quá trình in ấn, nhưng sự sai số này cực kỳ nhỏ nên không ảnh hưởng đến chất lượng nói chung.

Vì sao bạn in hộp giấy, túi giấy, nhãn dán thường bị lệch màu? Cách khắc phục lệch màu khi in offset

Thực tế, những ấn phẩm in ấn như hộp giấy, sách báo, catalog… đều có sự sai số trong quá trình in ấn, nhưng sự sai số này cực kỳ nhỏ nên không ảnh hưởng đến chất lượng nói chung.

1. Nhận thức con người gây lệch màu in hộp giấy

Tùy thuộc vào cấu trúc của mắt của cá nhân, cách mỗi người nhìn thấy màu sắc có thể khác nhau. Đặc biệt, trong phạm vi của các dải màu xanh, điều này đặc biệt đúng.

Bên cạnh đó, màu sắc cũng có thể bị tác động nếu đặt bên cạnh màu khác. Màu sắc cũng có thể thay đổi thông qua sự phản chiếu hoặc là một ảo ảnh thị giác. Do đó, nhận thức về màu sắc theo cảm nhận của mỗi người cũng khác nhau.

lệch màu in hộp giấy

2. Máy tính và công nghệ in ấn có thể in hộp giấy sai lệch

Tùy thuộc vào máy tính và cách mà người sử dụng cài đặt các sắc độ về sự tương phản, độ sáng của màu sắc mà màn hình máy tính hiển thị màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, việc hiển thị màu trên máy tính cũng phụ thuộc vào loại màn hình, các sắc độ của màu sắc cũng vì vậy mà thay đổi.

Ví dụ, màn hình phẳng LCD sẽ thể hiện màu sắc như xanh hơn các màn hình khác để gia tăng mức độ dịu nhẹ cho mắt người dùng.

Ngoài ra, trong công nghệ in ấn, màu sắc của ấn phẩm cũng phụ thuộc vào loại máy và công nghệ in sử dụng.

Nếu sử dụng máy in phun và máy in laser, với công nghệ hiện đại thật là tiện lợi, nhưng những máy in này thường không có dải màu mà máy in chuyên nghiệp, hay màu sắc tươi sáng như trên các bản in offset do sự hòa trộn màu sắc khác nhau.

Lệch màu in hộp giấy

3. Hộp giấy lệch màu bởi công cụ đo màu

Trên thị trường xuất bản rất nhiều ấn phẩm về khái niệm hệ màu chuẩn trong hệ màu CMYK hay hệ màu Pantone. Tuy nhiên, mỗi hãng in lại phát hành một hệ thống mực màu chuẩn riêng và công thức riêng để pha màu chuẩn theo hệ thống đó.

Tùy vào công cụ đo màu, màu sắc cho ra sẽ được quy chuẩn theo công cụ đó. Do đó, màu sắc trong thiết kế cũng vì thế mà thay đổi. Chính vì vậy, trong in ấn hàng loạt, màu sắc giữa thiết kế và bản in điều chỉnh màu sắc chuẩn chỉ mang tính tương đối.

Nếu màu yêu cầu chính xác tuyệt đối đến 99% thì nên in màu pha và bắt buộc thợ pha phải pha mực đúng màu đó rồi in, cách này thường sử dụng trong in lưới hoặc in offset kẽm riêng.

Màu sắc cũng có thể khác nhau giữa các máy ép hoặc máy in kỹ thuật số, tùy thuộc vào việc xác lập hoặc hiệu chuẩn của thiết bị, vì vậy nếu bạn in ấn phẩm tại thời điểm khác nhau hoặc trên các máy khác nhau, nó có thể xuất hiện màu sắc khác nhau.

4. Công cụ thông thường để kiểm tra màu trong in ấn

Bạn có thể tìm một quyển màu chuẩn CMYK dùng cho in offset có bán ở hiệu sách, hoặc kiếm một quyển màu Pantone, 2 quyển này tương đối thông dụng. Còn có nhiều quyển màu khác do các hãng phát hành đi theo hệ thống mực màu của họ.

Trên các quyển màu họ có in các màu cùng các chỉ số để in được màu đó.

Bạn so sánh màu cần in với sách chuẩn màu - lấy thông số màu đưa vào chương trình thiết kế rồi outfilm.

Cho in offset với những máy in tốt + mực chuẩn thì màu sẽ ra đúng được, còn máy in chất lượng kém hoặc ảnh hưởng của việc outfilm màu chuẩn sẽ thay đổi một chút việc này rất quan trọng.

Cho nên khi sản xuất số lượng lớn nên đứng cạnh máy in yêu cầu thợ in điều chỉnh cho chuẩn với màu yêu cầu một cách tương đối.

Nếu màu yêu cầu chính xác tuyệt đối khoảng 99% thì nên in màu pha - yêu cầu thợ pha mực đúng màu đó rồi in cách này thường cho in lưới hoặc in offset kẽm riêng

Tại Quảng Cáo Hoàng Hà, với nhà xưởng được trang bị máy móc kỹ thuật in offset tiên tiến nhất cùng đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề đảm bảo độ lệch màu khi in bao bì giấy của bạn sẽ là thấp nhất, ấn phẩm mà bạn mong muốn khi được in ra sẽ gần giống với bản thiết kế ban đầu nhất.

5. Biện pháp giảm thiểu chênh lệnh màu sắc khi in ấn hộp giấy

Một trong những vấn đề dẫn đến tình trạng in lệch màu sắc khi in ấn là do sự nhầm lẫn giữa 2 hệ màu CMYK và RGB. Trong in ấn nên dùng CMYK thay vì RGB.

Chính sự nhầm lẫn giữa hai hệ màu CMYK VÀ RGB (màu hiển thị trên màn hình tivi, máy tính…) dẫn đến tình trạng ấn phẩm in ra bị lệch màu so với thiết kế.

Trong khi hệ màu RGB dựa trên cơ sở phát xạ ánh sáng (màu cộng) còn hệ màu CMYK lại theo cơ chế hấp thụ ánh sáng (màu trừ). Do đó, để giảm thiểu chênh lệch màu sắc khi in ấn, nhà thiết kế cần chuyển đổi hệ màu RGB sang hệ màu CMYK trước khi mang in.

in hộp giấy

Ngoài ra, để tránh sự chênh lệch màu sắc, một phương pháp thông thường mà hầu hết các nhà in áp dụng đó là phương pháp in mẫu.

Phương pháp in mẫu cho phép nhà thiết kế và kỹ thuật viên in ấn đánh giá chính xác sự chênh lệch giữa bản in và thiết kế gốc trước khi cho in hàng loạt. Biện pháp này cho phép nhà in xác nhận được tông màu chuẩn theo đánh giá của nhà thiết kế để có thể điều chỉnh sắc độ màu sắc cho phù hợp.

Đối với các bản in offset, để có bản in chuẩn theo hệ màu CMYK, nhiều nhà in đầu tư thêm hệ thống thử màu, để ấn phẩm in ra có màu chính xác nhất. Quá trình thử màu chuẩn này có thể tiêu tốn chi phí, nhưng sẽ đảm bảo việc chính xác màu sắc cho ấn phẩm in ấn hàng loạt.

Để có được màu sắc chính xác trong thiết kế và bản in rất khó đạt được, nhưng nó cũng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế. Do đó, các nhà thiết kế và nhà in luôn tìm nhiều cách để đạt được màu sắc tương đối chính xác nhất giữa bản in và mẫu thiết kế. Để đạt được kết quả tốt nhất, các nhà thiết kế và các nhà in cần nắm rõ các khía cạnh ảnh hưởng đến sự chênh lệch để có sự điều chỉnh phù hợp nhất, mang đến bản in có chất lượng tốt nhất.