Tầm quan trọng của cấn, bế, và tạo nếp gấp trong sản xuất bao bì giấy

việc cấn bế và tạo nếp gấp trong giai đoạn thành phẩm là một công đoạn vô cùng quan trọng mà các đơn vị in ấn, sản xuất gia công dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp cho sản phẩm trở nên đẹp mắt, chỉn chu và giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt thẩm mỹ.

Tầm quan trọng của cấn, bế, và tạo nếp gấp trong sản xuất bao bì giấy

Thông thường, mục tiêu hàng đầu của một đơn vị in ấn sản xuất chính là tạo ra những sản phẩm có chất lượng tiệm cận nhất so với bản gốc, dù số lượng là bao nhiêu đi nữa. Bởi lẽ, khi ra thành phẩm, hiếm có khách hàng nào chịu “lướt” cho những sản phẩm lỗi bị nhăn nheo, rạn giấy hay rách bể mép giấy.

Do đó, việc cấn bế và tạo nếp gấp trong giai đoạn thành phẩm là một công đoạn vô cùng quan trọng mà các đơn vị in ấn, sản xuất gia công dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp cho sản phẩm trở nên đẹp mắt, chỉn chu và giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt thẩm mỹ.

Có rất nhiều kiểu gấp giấy trong ngành in ấn

 

Thử tưởng tượng, bạn vừa thiết kế một ấn phẩm quảng cáo (catalogue hoặc brochure) rất ưng ý với nền mực tối màu được in bao quanh phần bìa từ trước ra sau. Mọi thứ đều đẹp đẽ và hoàn hảo, cho đến khi ấn phẩm được gấp lại. Mỗi khi gấp, phần giấy ở nếp gấp bị nứt. Và phần mực in tối màu trên nền giấy trắng nguyên bản sẽ làm vết nứt trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Vậy, giải pháp ở đây là gì? Có cách nào để hạn chế các vết nứt trong quá trình gấp giấy không, khi quá trình này là một trong những phương thức rất phổ biến trong hầu hết các hoạt động gia công thành phẩm sau in ấn, từ in ấn thương mại cho tới sản xuất bao bì…

Cùng Quảng cáo Hoàng Hà điểm lại một số giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế vết nứt trong việc gấp giấy cũng như trong sản xuất bao bì nhé!

 

1/ Hãy luôn để ý và gp giấy theo th.

Các xơ sợi của giấy thường nằm theo cùng một hướng, giống như những chiếc ống hút. Và đây được gọi là hướng thớ giấy. Với một số loại giấy có định lượng cao và độ dày lớn, người ta thường tạo những đường cấn hoặc “rãnh cắt” (*đây thuật ngữ trong ngành bao bì về việc cắt, vát một góc giấy đối với những loại bìa cứng dày) nhằm hỗ trợ gấp giấy một cách dễ dàng. Việc này không loại bỏ hoàn toàn các vết nứt giấy, nhưng sẽ giúp giảm thiểu khả năng bị nứt. Điều kỳ lạ là giấy mỏng có khả năng bị nứt nhiều hơn khi so sánh với giấy dày.

Giấy dày hơn bắt buộc việc gấp nếp một cách từ từ và do đó, ít bị nứt hơn khi đã được tạo đường cấn. Một số kỹ thuật sau in như phủ bóng varnish hoặc phủ UV cũng không ngăn được các nếp gấp bị nứt. Cách duy nhất để loại bỏ hoàn toàn vết nứt là cán một lớp màng mỏng lên bề mặt giấy. Lớp màng bao bọc bề mặt của giấy sẽ giúp không để lại bất kỳ vết nứt nào. Tuy nhiên, nếu ấn phẩm của bạn sử dụng những loại giấy mỹ thuật đắt tiền thì đây không là giải pháp được đánh giá cao.

Vậy nên, việc đầu tiên cần lưu ý để hạn chế các vết nứt đó chính là hãy giữ hướng thớ song song với nếp gấp và đừng bao giờ gấp ngang thớ. Và nếu giả sử vì bạn đang sử dụng mực màu tối và sẽ in phủ toàn bộ nền giấy, hãy lập tức nhờ kỹ thuật viên của xưởng in kiểm tra trước khi chỉ định loại giấy, cho họ biết rằng bạn thực sự đang lo ngại vấn đề này. Người kỹ thuật viên ấy sẽ đưa ra cho bạn các giải pháp dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm, để giảm thiểu rủi ro nứt giấy này.

 

2/ Một số kỹ thuật gia công giúp xử lý những vấn đề khi gấp giấy

Hãy lưu ý rằng, có nhiều yếu tố quyết định hiệu suất của giấy. Cấu trúc của giấy sẽ thay đổi tùy theo độ dày của lớp tráng phủ và hàm lượng xơ sợi. Mặc dù giấy tráng phủ có xu hướng tái tạo bản gốc tốt hơn nhưng chúng cũng dễ bị nứt hơn. Mực và varnish tham gia vào quá trình in góp phần làm cho giấy trở nên kém linh hoạt hơn. Độ ẩm của giấy và độ ẩm tương đối của môi trường trong phòng in cũng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, đầu tiên để giảm thiểu vấn đề nứt bể giấy chính là kiểm tra ba yếu tố này và điều chỉnh chúng nếu cần. Tiếp theo để giúp xử lý các vấn đề nứt bể giấy trong in ấn thương mại chính là hãy chủ động tạo đường cấn.

Ngay cả khi ba yếu tố được liệt kê ở trên đều hoàn hảo, thì việc tạo đường cấn (hoặc rãnh cắt) vẫn cần thiết đối với một số loại giấy. Cần lưu ý rằng việc tạo đường cấn (hoặc rãnh cắt), mặc dù thường được ứng dụng thay thế cho nhau tùy trường hợp, nhưng đây là 2 phương thức hoàn toàn khác nhau. Việc tạo rãnh cắt giúp làm giảm độ cứng của giấy dọc theo một đường, trong khi việc tạo đường cấn giống như tạo nên một cái “bản lề” thông qua việc đè nén áp lực lớn dọc theo đường cần tạo ra nếp gấp. 2 phương thức này đều có chung mục đích là giúp việc gấp giấy bìa cứng một cách dễ dàng hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro rách mép và nứt bể giấy.


Đường cấn lõm xuống – Đường cấn gồ lên – Gấp mặt có đường cấn gồ lên hướng vào trong

 

Phân biệt việc cấn và tạo rãnh cắt trong gia công bao bì

+ Tạo rãnh cắt (Vát góc)

Việc tạo rãnh cắt (Scoring) là thuật ngữ được đưa ra cho quá trình cắt bỏ một phần trên tấm bìa cứng để từ đó có thể gấp tấm bìa đó lại một cách dễ dàng. Cũng có một thuật ngữ khác dùng để gọi tên cho công việc này, là “phay góc” (top cutting).

Việc tạo rãnh cắt hoặc phay góc thường được ứng dụng trên những tấm bìa giấy có độ dày lớn, để khi gấp những tấm bìa này lại tao thành hộp đựng sẽ có độ sắc nét cao hơn.

Việc tạo rãnh cắt cũng được sử dụng khi gấp giấy “nghiêng thớ”, để giúp tạo ra những nếp gấp thẳng và sắc nét hơn. Độ sâu của điểm cuối rãnh cắt thường bằng một nửa độ dày của vật liệu cần được gấp lại.


Hình ảnh mô tả việc tạo rãnh cắt trên bìa dày cứng trong gia công bao bì

 

+ Tạo đường cấn

Việc tạo một đường cấn thì rất khác với việc tạo một rãnh cắt. Thay vì thực sự “cắt” vào tấm bìa giấy, việc tạo đường cấn sẽ chỉ tạo ra một vết lõm dọc theo chiều dài của nếp gấp mong muốn. Để có được đường cấn đều đẹp, thì khuôn cấn cần có 2 phần Âm – Dương. Tấm bìa sẽ được ép lại ở giữa 2 khuôn bế Âm – Dương này.

Một biến thể khác của việc tạo nếp gấp là “gấp nếp do nhiệt”, được ứng dụng cho vật liệu là nhựa polypropylene. Theo đó, quy tắc của việc tạo nếp gấp là gia nhiệt trực tiếp vào vật liệu để làm nóng chảy vật liệu đó, rồi tạo nếp gấp theo khuôn có sẵn.


Hình ảnh mô tả việc tạo đường cấn – sử dụng khuôn Âm – Dương

Việc tạo nếp gấp và cấn bế trong in ấn thương mại cũng như gia công bao bì luôn là công việc quan trọng và không thể bỏ qua, nếu bạn muốn đảm bảo đầu ra của một sản phẩm chất lượng. Trước khi bắt đầu bất cứ một dự án nào có liên quan đến công việc này, hãy luôn luôn lập kế hoạch trước. Đó là cách tốt nhất để có được kết quả lý tưởng.

 

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO HOÀNG HÀ

Hotline 24/7: (028) 38 10 89 10 -09 121 121 70

Website: inanhoangha.com

Fanpage: Hoàng Hà - Giải pháp in ấn chuyên nghiệp. 

Email: info@inanhoangha.com - lambui@inanhoangha.com

Địa chỉ: 32 Dân Chủ, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM