Quản lý màu là gì? Tại sao cần quản lý màu trong in ấn bao bì?

Trong quá trình in, ta thấy dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng của thiết bị rất nhiều khi tái tạo màu sắc của hình ảnh. Từ lúc chụp hình bằng máy ảnh kỹ thuật số, đến xử lý trên phần mềm máy tính, sau đó là in thử để khách hàng kiểm tra bằng máy in thử và cuối cùng là in sản lượng. Thật phức tạp! Chưa kể đến sản phẩm trong ngành in bao bì giấy lại đa dạng, đủ các loại vật liệu, giấy, màng, kim loại; chưa kể có nhiều loại giấy khác nhau nữa; rồi cả mực in. Chỉ cần thay đổi một yếu tố, thì màu sắc sẽ có sự khác biệt.

Quản lý màu là gì? Tại sao cần quản lý màu trong in ấn bao bì?

Trong quá trình in, ta thấy dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng của thiết bị rất nhiều khi tái tạo màu sắc của hình ảnh. Từ lúc chụp hình bằng máy ảnh kỹ thuật số, đến xử lý trên phần mềm máy tính, sau đó là in thử để khách hàng kiểm tra bằng máy in thử và cuối cùng là in sản lượng. Thật phức tạp! Chưa kể đến sản phẩm trong ngành in bao bì giấy lại đa dạng, đủ các loại vật liệu, giấy, màng, kim loại; chưa kể có nhiều loại giấy khác nhau nữa; rồi cả mực in. Chỉ cần thay đổi một yếu tố, thì màu sắc sẽ có sự khác biệt.

Màu sắc khi không có sự quản trị màu giữa các thiết bị

Chúng ta vẫn có thể phục chế màu tốt, không cần quản lý màu?

Khả năng của người kỹ thuật viên, người có kinh nghiệm lâu năm và cần phải tốn nhiều thời gian. Nhưng bên ngoài sản xuất, các doanh nghiệp thường không có thời gian và cũng không có nhiều kỹ thuật viên kinh nghiệm. Ngoài ra, quá trình kiểm soát màu cũng sẽ khó hơn nếu làm việc không có quy trình cụ thể, thông số rõ ràng; màu của mẫu khác màu của màn hình máy tính, màu của bản in khác màu của mẫu in thử, in lần này khác in lần trước,…Biết trước kết quả, kiểm soát tất cả các công đoạn của quá trình in là một nhu cầu thực tế của sản xuất in hiện đại. Do vậy, một hệ thống quản lý màu nhằm phục chế màu ổn định và chính xác dựa trên một nguyên tắc căn bản là cần thiết.

Quản lý màu chủ yếu thực hiện 2 chức năng:

  • Cho phép gán một màu cụ thể với một giá trị RGB hoặc CMYK
  • Duy trì sự ổn định của màu khi phục chế trên các thiết bị.

Quản lý màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau trong cùng một hệ thống, phục chế theo các điều kiện in thực tế để màu khi in ra sẽ giống với tờ in thử hoặc kỳ vọng của khách hàng (Xem Hình 2).

Hình 2: Màu sắc hình ảnh khi có sự quản trị màu giữa các thiết bị

Chúng ta có thể nhìn thấy màu sắc qua: hình ảnh trên máy chụp ảnh/ máy quét, chỉnh sửa trên file máy tính, tờ in thử và tờ in sản lượng.Màu sắc trên các thiết bị khác nhau cũng có thể cho ta cảm  nhận khác nhau, mỗi máy lại có profile riêng, yêu cầu cần thống nhất cùng một profile sử dụng củacác thiết bị lại với nhau. Đó là không gian kết nối hồ sơ về đặc tính phục chế màu của thiết bị (Profile connection space – PCS). Hồ sơ màu của thiết bị tuân thủ các qui định của ủy ban quốc tế về màu ICC (International Color Consortium) được gọi là ICC profile. (Xem Hình 3)

Hình 3: Sơ đồ thể hiện nguyên tắc cơ bản khi chuyển đổi không gian màu)

Một hệ thống quản lý màu có ba thành phần cơ bản :

– Không gian màu độc lập với thiết bị – không gian này có thể là không gian làm việc hoặc không gian màu tham chiếu. Thường là không gian màu CIELAB

– Hồ sơ màu của mỗi thiết bị phù hợp với ICC (ICC profile). Nó cho biết khả năng phục chế màu của một thiết bị như máy quét, màn hình, máy in. Ví dụ với màu Cyan 100% thì hồ sơ màu cho biết màu xanh đó sẽ xuất hiện khi in trên máy in cụ thể A; còn nếu không có hồ sơ màu, thì Cyan 100% không có ý nghĩa.

– Phần mềm hay giải thuật chuyển đổi không gian màu từ thiết bị nhập sang thiết bị xuất (còn được gọi là mô đun quản lý màu:  Color Matching Module – CMM). Ta có thể chọn một CMM của Adobe hay CMM của Apple, Khi làm việc trong môi trường Adobe người ta thường chọn CMM ACE (Adobe Color Engine). CMM làm nhiệm vụ “biên dịch” màu từ một không gian màu của thiết bị này đến một không gian màu của thiết bị khác tùy theo mục đích diễn dịch (#RenderingIntent).

Quản lý màu yêu cầu nhiều yếu tố, nhưng đảm bảo kiểm soát màu sắc nhất quán, đạt chất lượng; tránh sự biến đổi màu sắc trong quá trình sản xuất.

 

Vậy làm thế nào để biết là file của khách đã chuẩn để in… hoặc cần phải chỉnh sửa màu lại?

Hoàng Hà chắc chắn có đôi lần bạn đã gặp trường hợp nhận một file và khách hàng tuyên bố là file này sẵn sàng để in rồi, nhưng khi bạn mở ra xem trên màn hình máy bạn, màu sắc có vẻ gì đó không đúng. Bạn không thể gửi đi in liền mà cần phải làm rõ một vài thứ, vì cuối cùng nếu có chuyện gì xảy ra với màu sắc, hoặc khách hàng không chịu nhận hàng, thì bạn sẽ là người chịu trách nhiệm.

Hiểu rõ quy trình quản lý màu cho in ấn và bao bì từ đầu tới cuối sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của bạn nằm ở đâu xuyên suốt một quy trình như vậy. Các kiến thức quản lý màu được trang bị cũng là một công cụ tốt để xưởng in có thể huấn luyện cho khách hàng khiến file bạn nhận được sẽ phản ánh màu đúng ý định của khách hàng

Mục đích của quản lý màu là để đảm bảo màu sắc xuất hiện giống nhau nhất có thể từ đầu đến cuối giữa các thiết bị với nhau

 

4 chữ C trong quy trình quản lý màu

Một quy trình quản lý màu tốt sẽ giúp cho tất cả các thiết bị cùng nói chung 1 ngôn ngữ khi giao tiếp về màu sắc, nhờ vậy chúng có thể chia sẻ thông tin màu một cách chính xác

Mỗi thiết bị bạn dùng chụp hình hoặc thiết kế hình ảnh sẽ khác nhau một chút về công thức màu CMYK hoặc RGB được sử dụng để tái tạo một màu cụ thể nào đó. Máy ảnh kĩ thuật số, máy quét và màn hình sử dụng hệ màu cộng, mỗi thiết bị có gamut màu khác nhau tùy theo các nhà sản xuất. Máy in có thể sử dụng RGB hoặc CMYK và còn sử dụng mực in, giấy in khác nhau. Khi bạn sử dụng các ứng dụng như Photoshop, inDesign, Illustrator để thiết kế và tạo file, bạn cũng cần phải cài đặt chúng đúng đắn để quản lý màu.

Chúng ta có 4 bước quan trọng cần lưu ý khi thiết lập một quy trình quản lý màu, hay còn gọi là 4C của quản lý màu.

Bước1: Ổn định (Consistency)

Đầu tiên, cần đảm bảo các thiết bị có khả năng tái tạo màu một cách ổn định. Nếu màn hình của bạn có màu sáng hơn bên trái, và tối hơn bên phải, hoặc máy in proof của bạn không thể tái tạo màu một cách ổn định từ đầu tới cuối, thì không không quy trình quản lý màu nào có thể giúp bạn được. Trước tiên hãy mua một cái máy mới rồi tính.

Bước 2: Hiệu chuẩn (Calibration)

Một khi bạn biết là thiết bị của bạn có khả năng tái tạo màu một cách ổn định, bạn cần phải đưa nó trở lại trạng thái tốt nhất. Màu sắc của thiết bị sẽ bị thay đổi theo thời gian, hiệu chuẩn là cách điều chỉnh mọi thứ trở lại trạng thái tốt nhất

Hiệu chuẩm màn hình bằng thiết bị đo màu quang phổ X-Rite i1Pro 2

 

Bước 3: Đặc tính riêng (Characterization)

Tiếp theo, bạn nên sử dụng một thiết bị đo màu, như máy đo màu hoặc máy đo phổ, để xác định đặc tính màu của thiết bị. Ngay cả các thiết bị giống nhau được sản xuất ở cùng một nhà máy, cùng một lô hàng cũng sẽ có những sự khác nhau nho nhỏ về màu sắc. Việc xác định các đặc tính riêng này sẽ giúp tinh chỉnh các cài đặt để việc tái tạo hình ảnh diễn ra tốt nhất ở từng thiết bị riêng biệt.

Khi ghi nhận đặc tính của màn hình, phần mềm sẽ hiển thị lần lượt các giá trị RGB trên màn hình đó, và thiết bị đo màu sẽ có nhiệm vụ đo đạc lại các giá trị được thể hiện trên màn hình. Đối với một máy in, chúng ta sẽ in ra một bài in test có từ vài tới vài nghìn ô màu khác nhau và sau đó dùng máy đo màu để đo và ghi nhận lại các giá trị này.

Đo một bài in thử để tạo profile cho một máy in với thiết bị X-rite i1Pro 2

 

Các giá trị màu ghi nhận được từ máy đo màu sẽ được so sánh với các giá trị của máy và dùng để tạo thành một ICC profile, ICC profile cơ bản là một bản đồ 3 chiều, hay còn gọi là không gian màu thiết bị của thiết bị đó. Nó miêu tả các đặc tính màu của chính thiết bị đó để các thiết bị khác có thể hiểu và giao tiếp đúng ngôn ngữ màu.

Bước 4: Chuyển đổi (Conversion)

Chuyển đổi là quá trình giao tiếp dữ liệu màu từ một không gian màu của thiết bị này sang không gian màu của thiết bị khác. Việc chuyển đổi được kiểm soát này được diễn ra trong khi chúng ta làm việc. Hãy coi nó như là một trạm điều khiển không lưu – một nơi để kết nối các quy trình làm việc lại với nhau.

Nếu một hình ảnh được chụp bằng một thiết bị RGB, chỉnh sửa trong Photoshop, thêm vào một layout trong inDesign, sau đó in ở một máy in CMYK, nó phải trải qua quá trình chuyển đổi nhiều lần. Việc tích hợp các profile màu vào sẽ giúp việc đảm bảo hình ảnh hiển thị giữa các không gian màu khác nhau được đồng nhất. Việc này giống như bạn đeo 1 bảng tên ở một cuộc họp rất đông người vậy. Ai cũng có thể gọi đúng tên bạn khi nhìn vào bảng tên. Nếu một hình ảnh mang theo một phần chứa các đặc tính màu như vậy, các thiết bị khác sẽ biết chính xác màu của nó là gì và xuyên suốt quy trình làm việc sẽ tạo ra màu sắc đồng nhất với nhau.

Việc gắn profile màu sẽ giúp nhiều thiết bị giao tiếp cùng 1 ngôn ngữ màu. Việc chuyển đổi giữa các thiết bị sẽ diễn trong không gian màu làm việc

 

Ứng dụng thực tiễn của quản lý màu trong in ấn và bao bì?

Với file mà khách hàng gửi ban đầu, trước khi bạn mở các công cụ cần thiết để chỉnh sửa màu sắc, có một vài điều bạn cần lưu ý:

Hãy đảm bảo màn hình của bạn được hiệu chuẩn và tạo Profile đúng, sao cho nó hiển thị màu sắc của File đó đúng như mục đích khách hàng muốn. Cái này gọi là Soft proofing, và là một quá trình rất quan trọng của của quy trình quản lý màu. Soft proofing yêu cầu một màn hình chất lượng và một Profile màn hình có thể hiển thị hình ảnh đúng nhiệt độ màu và thông số gamma.

Nếu màn hình của bạn được cài đặt cho soft proofing, vấn đề không còn ở phía bạn nữa. Đến lúc gọi cho khách hàng của bạn rồi.

Khách hàng của bạn có quan sát cùng một sắc độ màu?

Nếu không, hãy đảm bảo rằng khách hàng cũng phải quan sát trên một màn hình được hiệu chuẩn và tạo profile. (Đây là cơ hội để bạn cung cấp cho khách hàng một số kiến thức cần thiết để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả 2 trong tương lai). Nếu màn hình của khách hàng đã được cài đặt để Soft proofing, thì hãy so sánh lại ICC Profile khách đang dùng và cái bạn đang dùng. Cả hai cần phải sử dụng chung một cấu hình để xem màu một cách chính xác.

Nếu cả bạn và khách hàng đều nhìn thấy một sắc độ màu, thì vấn đề có thể là lúc hình ảnh được chụp, hoặc khi dàn trang. Nếu bản thân file đã không đúng từ ban đầu, thì việc hiệu chuẩn màn hình cũng không giúp được gì.