Edward Gorey - nghệ sĩ minh họa, kẻ yêu mèo hay bậc thầy rùng rợn

Gorey’s handmade jewlery © Christopher Seufert Gorey sống lặng lẽ những năm cuối đời, với tư cách là một thành viên cộng đồng được yêu mến của Cảng Yarmouth, Massachusetts, trên Cape Cod, tạo ra các chương trình múa rối papier-mache mang tên Le Dramricule Stoique.

Edward Gorey - nghệ sĩ minh họa, kẻ yêu mèo hay bậc thầy rùng rợn

Gorey là một người đàn ông có các tác phẩm ở giao lộ của sự ghê gớm và vui nhộn, tuyệt vời và trần tục, người đã mở đường cho mình hàng thập kỷ trước cả Tim Burton hay Lemony Snicket (tất nhiên ông là nguồn cảm hứng của họ). Vị họa sĩ này không cố tìm cách đối xử với trẻ em như người lớn, nhưng ông đã khéo léo đưa chúng vào những tình huống mà người trưởng thành có thể phải đối diện, những câu chuyện đen tối, tô màu cho trí tưởng tượng của nhiều đứa trẻ (và những cơn ác mộng của chúng). 
Nếu chúng ta có thể chuyển sự chú ý đi một lúc, từ bản chất tối tăm và ghê rợn trong minh họa của ông, ta bắt đầu khám phá được rằng công việc của Gorey như một kho báu bất ngờ của cảm hứng thời trang bất tận - từ các phụ kiện lòe loẹt của nhân vật cho đến trang phục siêu thực và phức tạp. Vị họa sĩ này thậm chí còn say mê thiết kế trang phục cho Broadway vào những năm 1970 và giành được giải thưởng Tony*.

 

Edward Gorey, 1973 Grands Ballets de Liechtenstein et de l’Univers, 1923 (Gorey)

 

Tình yêu động vật cuối cùng đã khiến ông cho đi những chiếc áo khoác lông tạo nên biểu tượng của chính mình, bán đấu giá bộ sưu tập và quyên góp tiền cho PETA. Nhưng ngay cả khi không tính tới những chiếc áo khoác, ảnh hưởng thời trang của ông vẫn luôn được củng cố. Edward Gorey là người đàn ông bảnh bao bên bờ biển phía Đông, thường dạo quanh thị trấn với đồ trang sức kim loại được thực hiện thủ công - các mặt dây chuyền dài, những chiếc nhẫn to bè chồng lên nhau - và khăn quàng cổ cùng áo khoác quá khổ. Ngay cả các nhân vật minh họa của ông, dẫu nam hay nữ, đều đem đến cảm giác tuyệt vời về phong cách của người tạo ra chúng (cũng như chiếc áo khoác racoon của ông vậy). 
Từ tác phẩm The Glorious Nosebleed (1975) của Edward Gorey Tuy toát ra một vẻ hào hoa như thế, Edward Gorey vẫn có một chút ẩn dật. Ông đã xuất bản các tác phẩm dưới cái tên được đảo chữ, như Ogdred Weary, Dogear Wryde, và Ms. Regera Dowdy (một trong số cái tên đó đã được khắc lên biển số xe của ông). Khi những cuốn sách như The Unstrung Harp (1953) và The Doubtful Guest (1957) ra mắt, công chúng đã nghĩ ngay tới Edward J Gorey như một hậu duệ thời Victoria luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Gạt đi những vỏ bọc ấy, bạn sẽ phát hiện ra rằng ở cốt lõi, Edward Gorey là một người Trung Tây thông thái đến từ Chicago. Ông lớn lên vô cùng bình thường nhưng có một gia đình đa tài; từ người cha làm báo có người vợ thứ hai diễn xuất trong bộ phim Casablanca năm 1942 (người chơi guitar cạnh bên cây đàn piano của nhân vật Sam), đến bà cố, người tạo ra sự nghiệp lớn bằng việc kinh doanh thiệp mừng. Không có gì đáng ngạc nhiên, ông là một thần đồng minh họa, thực hiện tác phẩm đầu tiên của mình (“Sausage Train”) khi chỉ mới 18 tháng tuổi. Ông yêu tất cả mọi thứ về Agatha Christie cho đến Johannes Vermeer, và từ đó vô cùng tỉ mẩn để có được phong cách đặc trưng, chi tiết của riêng mình.
Về sau, tài năng đã đưa ông đến Manhattan. Ông kết bạn với một người có công trong việc khởi đầu cho sự nghiệp của mình - chủ cửa hàng sách Andreas Brown - người điều hành Gotham Book Mart trong một tầng hầm nhỏ ở Midtown - mà theo Arthur Miller là “một nguồn sách vô giá… Tôi không thể tưởng tượng được thành phố New York mà không có nó“. (Như nhiều hiệu sách lớn, nó đóng cửa vào năm 2007). Năm 1953, Edward Gorey đã xuất bản tác phẩm độc lập đầu tiên của mình, The Unstrung Harp. Tờ New York Times đã gọi nó là “một kiệt tác nhỏ” về “sự cô lập, khó khăn của nhà văn và sự nhàm chán đơn thuần“. Đó là một thành công quan trọng. Gorey sống ở Manhattan cho đến năm 1960, minh họa bìa sách cho NXB Doubleday Anchor và thậm chí xuất bản hai bản vẽ trong The New Yorker vào những năm 1990, sau này chúng đều trở thành trang bìa.
“Anh ta vô tình rơi khỏi bến cảng”. Từ The Glorious Nosebleed. Các bản vẽ của Gorey là “một kỹ năng kì diệu ở kĩ thuật kết hợp bút và mực”, người viết tiểu sử Mark Dery giải thích rằng “những bản vẽ tinh xảo ở bao con đường lát đá cuội, không có hai viên sỏi nào giống nhau; giấy dán tường thời Victoria quấn cùng họa tiết serpentine. Kĩ thuật đan chéo đều đặn như máy của Gorey hẳn sẽ là sự ghen tị của nhà in thế kỷ XIX Gustave Doré, cũng là họa sĩ minh họa những cuốn sách về Alice của Lewis Carroll.“

"Vị họa sĩ này thậm chí còn say mê thiết kế trang phục cho Broadway vào những năm 1970 và giành được giải thưởng Tony"